Mô hình chiến lược 9P là gi? Mô hình Marketing Mix 9P và ứng dụng

Mô hình chiến lược 9P là gì? Mô hình Marketing Mix 9P là gì?

9P là mô hình nền tảng trong mọi tổ chức trên toàn thế giới, với sự ứng biến liên tục của 9P nó sẽ giúp cho doanh nghiệp thành công và tăng trưởng tốt hơn trong một thế giới kinh doanh phức tạp và cạnh tranh. Doanh nghiệp nào tận dụng được tốt những thách thức kinh doanh trong 9P thì họ cải thiện hiệu quả kinh doanh của họ.

Mô hình chiến lược 9P là gi Mô hình Marketing Mix 9P và ứng dụng
Mô hình chiến lược 9P là gi Mô hình Marketing Mix 9P và ứng dụng

Giải nghĩa 9P trong Mô hình chiến lược 9P, Mô hình Marketing Mix 9P

1. People /Con người: Nhân sự là một phần vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Đối với một thương hiệu ngày nay, việc chỉ tập trung vào khách hàng bên ngoài hiển nhiên là chưa đủ. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần nhìn nhận hệ thống nhân sự dưới góc nhìn Marketing và có chiến lược tiếp thị riêng dành cho họ. Đây được gọi là PR đối nội (Internal PR)

2. Process /Quy trình: Một kế hoạch Marketing luôn có một quy trình tổ chức tốt. Để mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng, doanh nghiệp cần xác định được những rào cản nội bộ trong hệ thống. Đó là toàn bộ từ cách điều hành, cách phân phối các dịch vụ/ sản phẩm.

3. Performance /Hiệu suất: Hiệu suất của một sản phẩm nằm ở khả năng đem đến trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Cụ thể ở cả hai mặt đó là giá trị cấp độ sản phẩm và cấp độ trải nghiệm. Nếu muốn xây dựng thương hiệu, bạn không thể chỉ chú trọng vào công năng của sản phẩm như trước kia. Thậm chí, ở những thương hiệu xa xỉ, cấp độ trải nghiệm đôi khi được đề cao hơn cấp độ sản phẩm.

4. Productivity /Năng suất: Năng suất là một yếu tố tập trung vào hiệu quả của Marketing. Trong mô hình 9C, năng suất không phải là hoàn thành công việc mà là hoàn thành đúng công việc. Nếu không quan tâm và đo lường yếu tố này, rất khó để biết được doanh nghiệp đã đi đúng hướng hay chưa.

5. Product /Sản phẩm: Sản phẩm là bất cứ thứ gì mà doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh. Việc nghiên cứu và hiểu rõ về sản phẩm/ dịch vụ mình đang cung cấp sẽ giúp bạn có hướng đi đúng trong marketing. Từ đó đề xuất những chiến lược về sản phẩm hiệu quả nhằm đạt mục tiêu.

6. Promotion /Xúc tiến: Xúc tiến là tổng thể các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức người tiêu dùng về sản phẩm của mình. Định vị thương hiệu trong suy nghĩ người dùng và từ đó khuyến khích sự tương tác đến từ khách hàng. Một số hoạt động xúc tiến phổ biến là PR, xúc tiến trực tiếp, OOH, quảng cáo trực tiếp.

7. Pricing /Giá cả: Giá cả không đơn thuần là chi phí sản xuất sản phẩm/ dịch vụ cộng thêm lượng lãi mà doanh nghiệp mong muốn. Đối với mỗi mặt hàng, mỗi giai đoạn trong sản phẩm và từng tệp khách hàng riêng, mức giá cần đặt ra có chiến lược khác nhau. Bởi lẽ giá cả không chỉ phản ánh chất lượng sản phẩm mà cả trải nghiệm, cảm nhận của khách hàng. Điều này tương quan với ngân sách và lợi nhuận mà doanh nghiệp mong muốn.

8. Profitability /Lợi nhuận: Lợi nhuận đề cập đến các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến kinh tế của doanh nghiệp sau khi trừ đi các chi phí chung như tiền sản xuất sản phẩm, tiền lương nhân viên, tiền kênh phân phối,… Phân tích yếu tố này là cách giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Từ đó tối đa các cơ hội có thể tận dụng nhằm đạt được thành công và đứng vững trên thị trường khắc nghiệt, luôn đổi mới.

9. Property /Tài sản sở hữu: Yếu tố cuối cùng trong mô hình 9C là tài sản sở hữu. Bất kỳ tài sản nào mà doanh nghiệp đang sở hữu cũng có thể trở thành một công cụ Marketing. Đó có thể là website, bất động sản,… có khả năng tạo nên thương hiệu của bạn.

Các mô hình ứng dụng trong marketing chiến lược khác


Comments