NPD là gì?
NPD (New Product Development) - là mô hình được áp dụng trong trường hợp các sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp đang bị lỗi thời về mặt công nghệ, trong khi bạn muốn nhắm vào các phân khúc thị trường khác hoặc điều chỉnh sản phẩm. Mô hình bao gồm 8 bước
8 Bước Phát triển sản phẩm mới - NPD New Product Development |
Mô hình NPD 8 bước phát triển sản phẩm mới
1. Thu thập ý tưởng
Doanh nghiệp có càng nhiều ý tưởng thì khả năng chọn được ý tưởng tốt càng cao. Các ý tưởng có thể xuất phát từ trong nội bộ doanh nghiệp, từ các nhân viên, các nhà quản lý. Nhưng đôi khi các ý tưởng này cũng có thể đến từ các nguồn bên ngoài như, từ việc nhượng quyền kinh doanh, từ việc mua lại tổ chức tạo ra sản phẩm mới, từ khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh hoặc từ các trường, viện nghiên cứu.
2. Sàng lọc ý tưởng
Không phải mọi ý tưởng đều có thể thực hiện được, nên doanh nghiệp cần có công đoạn sàng lọc ý tưởng khả thi. Về cơ bản, các ý tưởng được chọn nên phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp, những ý tưởng táo bạo sẽ cần nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu và triển khai. Ý tưởng tốt sẽ hỗ trợ cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp như nhắm tới nguồn khách hàng mục tiêu hoặc thoả mãn nhu cầu mới đủ lớn, khai thác hiệu quả hơn kênh phân phối, cắt giảm chi phí không cần thiết, hoặc tận dụng được các nguồn lực sẵn có mà không mất tiền.
3. Triển khai và thử nghiệm các ý tưởng được lựa chọn
Chủ doanh nghiệp nên đóng nhiều vai để tư duy và phân tích ý tưởng dưới nhiều góc cạnh, như khía cạnh tiếp thị, nhân lực, nguồn vốn, thời gian, phản ứng của đối tượng liên quan
4. Phát triển chiến lược Marketing
Để tăng khả năng thành công của sản phẩm mới trên thị trường, doanh nghiệp cần cân nhắc đến việc thương mại hoá nó sẽ như thế nào thông qua việc phác thảo bản kế hoạch tiếp thị ngắn gọn. Trong đó có phân tích các yếu tố tác động chính từ môi trường kinh doanh, năng lực của doanh nghiệp về các mặt như nhân sự, tài chính và trang thiết bị. Đồng thời bản kế hoạch sơ thảo này cần dự báo được doanh thu, lợi nhuận, thị phần trong ngắn hạn và dài hạn. Xây dựng kế hoạch tiếp thị sơ lược nhằm hai lý do. Một là tránh phát triển những sản phẩm mới ít có thị trường tiềm năng, hạn chế việc tổn thất về thời gian, sức lực. Hai là định hướng được mẫu mã, kiểu dáng, tính năng, hoặc đặc tính cần thiết của sản phẩm để việc phát triển nó có định hướng rõ ràng sát với đòi hỏi của khách hàng hơn.
5. Phân tích kinh doanh
Phân tích kinh doanh đánh giá kỹ hơn về mục tiêu lợi nhuận, các lợi ích của sản phẩm đem lại. Bên cạnh đó, nó đánh giá chi tiết hơn các mục tiêu của sản phẩm, những dự báo cho thị trường và tác động của sản phẩm mới này với các sản phẩm hiện có. Điều đó có nghĩa là, đánh giả sản phẩm mới này có gây ảnh hưởng xấu đến các sản phẩm hiện có hay không? Tuy nhiên, trong thực tế, không phải lúc nào cũng có thể đánh giá chính xác được khả năng thị trường sản phẩm, với các doanh nghiệp nhỏ thường thì vừa làm vừa điều chỉnh, thử nghiệm, mắc lỗi sai để rút ra kinh nghiệm. Cho nên, với doanh nghiệp nhỏ, vai trò lãnh đạo, khả năng cảm nhận và quyết tâm triển khai đôi khi quan trọng hơn là những phân tích trên giấy.
6. Phát triển sản phẩm
Bước này liên quan đến phát triển mặt vật lý, kỹ thuật, hoặc thành phẩm cụ thể. Doanh nghiệp cần làm mẫu và đầu tư chế tạo thử nghiệm. Để giảm thời gian phát triển sản phẩm, và chi phí nghiên cứu, các cán bộ nghiên cứu nên chú trọng việc tìm kiếm thông tin, thu thập các nghiên cứu có sẵn hoặc liên quan để tránh mất thời gian làm lại những gì đã có.
7. Kiểm nghiệm thị trường
Để cẩn thận hơn, doanh nghiệp có thể thực hiện việc kiểm nghiệm thị trường bằng cách cho triển khai ở những vùng thị trường nhỏ. Công việc này nhằm mục đích chính là đánh giá các yếu tố liên quan đến chức năng tiếp thị như giá cả, kênh phân phối, thị trường, thông điệp quảng cáo hoặc định vị sản phẩm
8. Thương mại hoá sản phẩm
Thương mại hoá sản phẩm là việc tung sản phẩm thực sự vào thị trường. Doanh nghiệp sẽ phải xác định thị trường triển khai, cách thức triển khai, các bộ phận tác nghiệp liên quan như bán hàng, quảng cáo, kế toán, chăm sóc khách hàng, hoặc giao nhận.
Tóm lại, phát triển sản phẩm mới không phải là một công việc độc lập, nó liên quan tới chiến lược, chính sách, cơ sở hạ tầng, nguồn lực của doanh nghiệp. Phát triển sản phẩm mới cần gắn liền, hỗ trợ tính thống nhất với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
Xem thêm các cách lập kế hoạch triển khai công việc hiệu quả
- Mô hình 5M trong lập kế hoạch quảng cáo marketing
- Kỹ năng lập kế hoạch công việc hiệu quả
- 9 Bước lập kế hoạch thực thi công việc hiệu quả
- Kỹ năng lập kế hoạch công việc hiệu quả
- 9 Bước lập kế hoạch thực thi công việc hiệu quả
- Mô hình 5M trong xác định nguồn lực triển khai công việc
- Nguyên tắc 7C là gì? Nguyên tắc 7C trong giao tiếp và công việc
- Mô hình PESTEL là gì? Phân tích mô hình PESTEL ngành kinh doanh khách sạn
- Mô hình SWOT là gì? Phân tích mô hình SWOT và ví dụ
- Ma trận BCG là gì? Ví dụ về ma trận BCG
- 8 Bước Phát triển sản phẩm mới - NPD New Product Development
- Mô hình PEST là gì? Lợi ích từ việc sử dụng mô hình PEST
- Mô hình 7S là gì? Phân tích mô hình 7S và ứng dụng vào doanh nghiệp
- Mô hình 3C trong marketing là gì? Phân tích và ứng dụng mô hình 3C trong Marketing
- Mô hình marketing 4C là gì? Cách hiểu mô hình marketing 4C ngắn gọn nhất
- Ma trận Ansoff là gì? Cách ứng dụng ma trận Ansoff hiệu quả
Comments
Post a Comment