Mô hình PESTEL là gì? Phân tích mô hình PESTEL ngành kinh doanh khách sạn

Mô hình PESTEL là gì? Phân tích mô hình PESTEL

Mô hình PESTEL là sự mở rộng của mô hình PEST với sự bổ sung của 2 yếu tố: Environmental /Môi trường Legal /Pháp lý. Là một trong những công cụ phổ biến nhất được sử dụng bởi các doanh nghiệp nhằm phân tích vị thế và những tác động từ thị trường bên ngoài, từ đó tận dụng được các cơ hội khi chúng xuất hiện.

Mô hình PESTEL là gì? Phân tích mô hình PESTEL ngành kinh doanh khách sạn
Mô hình PESTEL


Political /Chính trị:  Bao gồm cách thức và mức độ chính phủ can thiệp vào nền kinh tế thể hiện trên các phương diện như chính sách tài khóa, sự ổn định chính trị trong nước và thị trường nước ngoài, chính sách ngoại thương, chính sách thuế, luật lao động, luật môi trường, những hạn chế về thương mại,...

Economic /Kinh tế:  Các nhân tố kinh tế bao gồm tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, thu nhập khả dụng của người tiêu dùng và doanh nghiệp,...

Social-cultural /Văn hóa xã hội:  Một số nhân tố của khía cạnh văn hóa xã hội đáng lưu ý như: tăng trưởng dân số, cơ cấu độ tuổi, thái độ nghề nghiệp, an sinh xã hội,...

Technological /Công nghệ:  Các yếu tố công nghệ bao gồm các khía cạnh về sinh thái, môi trường cũng như các khía cạnh liên quan đến nghiên cứu và phát triển (R&D) và tự động hóa.

Environmental /Môi trường: Yếu tố môi trường ngày càng trở nên quan trọng và được các doanh nghiệp quan tâm khi vấn đề ô nhiễm môi trường, suy giảm tài nguyên, khí thải và phát triển bền vững,... ngày càng được quan tâm.

Legal /Pháp lý: Bao gồm các nhân tố về sức khỏe và an toàn, sự bình đẳng về cơ hội, tiêu chuẩn về quảng cáo, quyền lợi người tiêu dùng,...

Phân tích mô hình PESTEL ngành kinh doanh khách sạn

Mô hình PESTEL công cụ chiến lược vô cùng hữu ích, cung cấp cái nhìn đầy đủ về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến một doanh nghiệp, liên doanh, thị trường hoặc ngành công nghiệp nhất định. 

Phân tích PESTEL buộc bạn phải suy nghĩ, phân tích những gì có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn. Điều này rất quan trọng vì nó sẽ cho phép doanh nghiệp xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của chiến lược, từ đó tối ưu hóa chiến lược kinh doanh.

1. Môi trường chính trị

Mức độ ổn định về chính trị:

Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có mức độ ổn định vềchính trị cao. Theo đánh giá của Viện kinh tế vào hòa bình (IEP), năm 2011,Việt Nam đứng thứ 30/153 về mức độ ổn định về chính trị, trong đó, bao gồmcả sự đánh giá về rủi ro chiến tranh, độ an toàn chính trị.

Sự ổn định chính trị xã hội là hết sức quan trọng cho phát triển kinh tế. Có thểthấy từ năm 1990 trở lại đây, các nước lân cận với Việt Nam hầu hết đều cónền chính trị thay đổi bất thường, khó để giữ ổn định về đầu tư. Trong khi đó sự ổn định chính trị đã góp phần giúp Việt Nam có thể kiên trì chính sách pháttriển kinh tế, đảm bảo thực thi các chính sách kinh tế nhất quán.

Ổn định chính trị ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư của các CEOđồng thời, bên cạnh đó, sự ổn định chính trị cũng như mức độ an toàn và thânthiện của điểm đến là yếu tố quyết định lượng khách du lịch. Không một kháchdu lịch nào lại muốn đến thăm những nơi bất ổn về chính trị.

Thái độ của các quan chức Nhà nước, các chính sách Thương mại củanhà nước đối với các doanh nghiệp:

Thái độ của chính phủ đối với doanh nghiệp là một yếu tố khá quantrọng, nó ảnh hưởng đến quyết định đầu tư, quyết định về tổ chức cơ cấu làm việc, sản xuất của doanh nghiệp. 

Việc đánh giá thái độ của các quan chức nhà nước sẽ được đánh giáthông qua: sự hỗ trợ của chính phủ đối với các doanh nghiệp. Nhìn chung,chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực đưa ra các chính sách để hỗ trợ các doanhnghiệp. Bên cạnh đó, cũng nỗ lực tạo ra một sân chơi công bằng cho các doanhnghiệp nôi địa và các doanh nghiệp nước ngoài. Tháng 5/ 2010, Chính phủ đãđưa ra 6 biện pháp lớn nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, liên quan đếnvấn đề hỗ trợ vay vốn, thủ tục hành chính doanh nghiệp,…

Đặc biệt đối với ngành khách sạn & du lịch, Chính phủ Việt Nam tìmthấy một tiềm năng lớn trong các ngành này, nên cũng có những thái độ quantâm đặc biệt để phát triển các ngành này. Đây là một cơ hội lớn đối với cácdoanh nghiệp kinh doanh khách sạn.

2. Môi trường kinh tế:

Theo định hướng của Đảng và Nhà nước Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thi trường định hướng theo xã hội chủ nghĩa hay nói một cách khác thị trường kinh tế Việt Nam là thị trường kết hợp giữa thị trường và chỉ huy.Trên thực tế, thị trường kinh tế ở Việt Nam trong các giai đoạn gần đây đã có những bước phát triển lớn. Nền kinh tế hội nhập hơn với thế giới. Bên cạnh đó, thị trường dần bớt đi sự điều tiết của chính phủ. Tuy nhiên, sự tồn tại của bàn tay chính phủ trong thị trường khiến cho thị trường méo mó, giảm bớt sự cạnh tranh. Đây là một thách thức tương đối lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài trong việc tìm kiếm sự cạnh tranh hoàn hảo ở thị trường Việt Nam.

3. Môi trường Văn hóa – Xã hội:

Việt Nam là một đất nước có nhiều tiềm năng du lịch với nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp, phong phú và đa dạng khắp trên mọi miền đất nước, có sức hấp dẫn đối với du khách. Hơn nữa, Việt Nam đã từng trải qua các cuộc kháng chiến thần kỳ để lại cho lịch sử dân tộc những dấu ấn hào hùng có sức lôi cuốn du khách muốn tìm hiểu về lịch sử Việt Nam. Tính đến năm 2006, Việt Nam có 2888 di tích, thắng cảnh được xếphạng di tích quốc gia gồm: 1367 di tích lịch sử, 1355 di tích kiến trúc nghệ thuật, 62 di tích khảo cổ, 104 di tích thắng cảnh, trong đó có 110 di tích được xếp hạng đặc biệt. Đặc biệt tới năm 2007,có 5 di sản được UNESCO công nhậnlà Di sản thế giới tại Việt Nam bao gồm Quần thể di tích Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố Cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, và Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

Việt nam còn được biết tới là quốc gia đa văn hóa, đất nước của những lễ hội. Hằng năm trên cả nước có tới hàng nghìn lễ hội lớn nhỏ. Một số lễ hộilớn như: Lễ hội đền Hùng, Lễ hội Chùa Hương, Hội Lim, Hội Gióng , Lễ hộiĐua Voi… Hiện nay cả nước có 1450 làng nghề, các làng nghề có sức thu hút khách du lịch. Các làng nghề nổi tiếng cả trong và ngoài nước như: Gốm BátTràng , tranh Đông Hồ , chiếu Cói Nga Sơn, làng đúc đồng Ngũ Xá, đồ gỗ Đồng Kị, gốm Đông Triều, lụa Vạn Phúc…. Không chỉ có các di sản vật thể mà VN còn có những di sản phi vật thể như: Dân ca Quan họ Bắc Ninh, nhã nhạc cung đình Huế, ca trù , cồng chiêng Tây Nguyên…Cả nước hiện có 21khu du lịch quốc gia tính đến năm 2008, là những trọng điểm để đầu tư thúc đẩy phát triển du lịch.

4. Môi trường Công nghệ.

Hiện nay, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và đặc biệt là Internet đã giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận và quảng bá hình ảnh của mình một cách nhanh chóng và dễ dàng. Đặc biệt Việt Nam được đánh giá là một quốc gia cómức độ phát triển internet nhanh hạng nhất trên thế giới. Công nghệ mới tạo cơ hội lớn cho ngành kinh doanh khách sạn, đặc biệt là các khách sạn cao cấp. Các khách sạn cao cấp tại Việt Nam ứng dụng rất tốt các thành tự côngnghệ vào quản lý khách sạn. Vào tháng 6/2011, khách sạn Caravelle ở trungtâm Thành phố Hồ Chí Minh đã thay các chìa khóa thẻ từ bằng các chìa khóa ứng dụng công nghệ nhận dạng bằng tần số radio (RFID), một công nghệ được ứng dụng bởi nhiều khách sạn hàng đầu thế giới. Cũng trong tháng này, dự án triển khai dịch vụ nhận phòng bằng điều khiển từ xa của Linton cũng sẽ được khởi động. Với 2 Wii- pad, các bảng điều khiển từ xa, khách có thể đăng ký nhận phòng tại bất cứ nơi nào trong khách sạn mà không cần phải đến quầy lễ tân. Khách sạn Metropole mới đây cũng đã lắp đặt một hệ thống buồng phòng được trang bị hệ thống âm thanh Beosound 8 hiện đại cùng với máy iPad cá nhân để khách sử dụng trong trường hợp họ không mang theo máy tính xách tay. Bên cạnh đó, khách sạn Metropole còn ứng dụng những công nghệ mới mang tính đột phá để lưu trữ các yêu cầu của khách hàng, tạo cơ sở dữ liệu lễ tân và điều hành khách sạn. Trong thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, đây thực sự là một cơ hội mới cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khách sạn nói riêng và các ngành kinh doanh khác nói chung.

5. Môi trường Tự nhiên:

Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi. Địa hình có núi, có rừng, có sông, có biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên. Núi non đã tạo nên những vùng cao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác, đầm phá, nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh. Với tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, độc đáo như thế, những năm gần đây ngành Du lịch Việt Nam nói chung và hoạt động kinh doanh khách sạn nói riêng cũng đã thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước.

Tính đến hết năm 2007 Việt Nam được UNESCO công nhận 6 khu dự trữ sinh quyển thế giới đó là Châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Tây Nghệ An, Cát Tiên, Biển Kiên Giang, Cần Giờ. Hiện nay Việt Nam có 30 vườn quốc gia với những loại động thực vật đặc biệt quý hiếm, 400 nguồn nước nóng từ 150 độ. Việt Nam cũng đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp. Việt Nam tự hào sở hữu những vịnh thuộc hàng đẹp nhất là vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang trong số 12 quốc gia trên thế giới. Có thể nói Việt Nam là điểm đến rất hấp dẫn thu hút khách du lịch từ những ưu đãi mà thiên nhiên đã ban tặng. 

Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường:

Biến đổi khí hậu là một vấn đề thời sự và đang có sức tác động mạnh mẽ hơn so với dự báo. Du lịch Việt Nam với thế mạnh tập trung vào biển đảo sẽ đứng trước thách thức vô cùng lớn và khó lường trước ảnh hưởng của triều cường, mực nước biển dâng ở các vùng duyên hải, vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Những dị thường của khí hậu tác động trực tiếp gây khó khăn, trở ngại tới hoạt động du lịch. Trên bình diện thế giới, Việt Nam được xác địnhlà một trong các quốc gia chịu tác động mạnh nhât  của biến đổi khí hâụ bởi mưc nước biển dâng. Ngoài ra ô nhiễm môi trường cục bộ đang trở thành mốiđe dọa đối với điểm đến du lịch nếu chậm có giải pháp kiểm soát thích đáng,nhất là trong hoàn cảnh du lịch sinh thái, du lịch xanh đang trở thành một xu hướng phổ biến hiện nay

6. Môi trường pháp luật

Về quản trị và bảo vệ thương hiệu:

Việc bảo vệ thương hiệu ở Việt Nam được đẩy mạnh trong giai đoạn gần đây, Bên canh đó, Việt Nam còn tham gia vào thỏa ước Madrid, cho phép các doanh nghiệp đăng ký bản quyền thương hiệu quốc tế. Đây là một cơ hộicho doanh nghiệp khi kinh doanh tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp mới, chưa phát triển.

Hỗ trợ của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh - Thủ tục đăng ký kinh doanh:

Sự ra đời của Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005 cùng với việc áp dụngchính sách thủ tục hành chính một cửa đã giúp cho việc thành lập doanh nghiệptrở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều.

Thủ tục khởi sự doanh nghiệp là một trong các yếu tố để tiến hành kinhdoanh. Quy trình thủ tục đơn giản, tiết kiệm thời gian sẽ giúp các doanh nghiệptiết kiệm được thời gian và chi phí trong bước đầu kinh doanh. Đặc biệt vớingành kinh doanh khách sạn 5 sao, nơi có rất nhiều các hãng kinh doanh kháchsạn nước ngoài tham gia vào kinh doanh ở Việt Nam, vì thế thủ tục hành chínhgọn nhẹ sẽ là một cơ hội cho ngành. Tuy nhiên, thủ tục hành chính ở Việt Nam vẫn còn rườm rà so với khu vực và thế giới, vì thế, chúng tôi đánh giá không quá cao cơ hội này cho ngành.

Chính sách về hợp đồng:

Về thủ tục yêu cầu trong việc hình thành hợp đồng giao dịch, Việt Namđược xếp hạng ở mức 30/183. Đây là một thuận lợi cho các doanh nghiệp trongviệc tiến hành ký kết hợp đồng giao dịch với khách hàng, đối tác.

Nguồn: tổng hợp

Xem thêm các cách lập kế hoạch triển khai công việc hiệu quả

Xem thêm các cách lập kế hoạch triển khai công việc hiệu quả

Comments