Mô hình PEST là gì? Lợi ích từ việc sử dụng mô hình PEST

Mô hình PEST là gì? Phân tích mô hình PEST

Mô hình PEST là một trong những công cụ phổ biến nhất được sử dụng bởi các doanh nghiệp nhằm phân tích vị thế và những tác động từ thị trường bên ngoài, từ đó tận dụng được các cơ hội khi chúng xuất hiện.

Mô hình PEST là gì? Lợi ích từ việc sử dụng mô hình PEST
Mô hình PEST

Political /Chính trị:  Bao gồm cách thức và mức độ chính phủ can thiệp vào nền kinh tế thể hiện trên các phương diện như chính sách tài khóa, sự ổn định chính trị trong nước và thị trường nước ngoài, chính sách ngoại thương, chính sách thuế, luật lao động, luật môi trường, những hạn chế về thương mại,...

Economic /Kinh tế:  Các nhân tố kinh tế bao gồm tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, thu nhập khả dụng của người tiêu dùng và doanh nghiệp,...

Social-cultural /Văn hóa xã hội:  Một số nhân tố của khía cạnh văn hóa xã hội đáng lưu ý như: tăng trưởng dân số, cơ cấu độ tuổi, thái độ nghề nghiệp, an sinh xã hội,...

Technological /Công nghệ:  Các yếu tố công nghệ bao gồm các khía cạnh về sinh thái, môi trường cũng như các khía cạnh liên quan đến nghiên cứu và phát triển (R&D) và tự động hóa.

4 Lợi ích từ việc sử dụng mô hình PEST

Phát hiện các cơ hội kinh doanh cùng với cảnh báo về các mối đe dọa nghiêm trọng. 

- Cho thấy xu hướng thay đổi trong môi trường kinh doanh của bạn. Điều này giúp bạn định hình những gì bạn đang làm, để bạn thích nghi với sự thay đổi chứ không phải chống lại nó.

 - Tránh triển khai các dự án có khả năng thất bại cao, vì những lý do vượt quá sự kiểm soát của bạn. 

- Thoát khỏi những giả định vô thức khi bạn bước vào một đất nước, địa phương hoặc thị trường mới, vì nó giúp bạn phát triển quan điểm khách quan về môi trường mới này. 

Lưu ý: PEST gần giống với SWOT, tuy nhiên, hai công cụ tập trung vào những yếu tố khác nhau. PEST xem xét các yếu tố từ môi trường vĩ mô có thể ảnh hưởng đến quyết định, thị trường hoặc tiềm năng kinh doanh mới của bạn như thế nào. Còn SWOT tìm hiểu các yếu tố này ở bên trong doanh nghiệp, dòng sản phẩm (các sản phẩm có liên quan với nhau về mặt chức năng, đối tượng khách hàng hoặc mức giá). Hai công cụ này bổ sung cho nhau và thường được sử dụng cùng nhau.

Xem thêm các cách lập kế hoạch triển khai công việc hiệu quả

Comments