Mô hình POE là gì? POE - Kiềng ba chân vững chãi trong chiến lược Digital Marketing

Mô hình POE là gì? Mô hình POE - Kiềng ba chân vững chãi trong chiến lược Digital Marketing

Mô hình POE là gì? POE - Kiềng ba chân vững chãi trong chiến lược Digital Marketing
Mô hình POE là gì? POE - Kiềng ba chân vững chãi trong chiến lược Digital Marketing

Mô hình POE là viết tắt của Paid – Owned – Earned. Ba yếu tố trong mô hình POE Paid – Owned – Earned được coi như chiếc kiềng ba chân vững chãi làm bệ phóng cho sự thành công của mỗi chiến dịch digital marketing.. Trong đó:

Paid media /Truyền thông trả phí: Là các công cụ truyền thông mà doanh nghiệp phải chi một khoản tiền để quảng bá sản phẩm của mình. Khoản chi phí này thường được gọi là chi phí media. Khoản chi phí này phát sinh khi doanh nghiệp muốn thuê các loại dịch vụ khác để quảng cáo cho sản phẩm của mình. 

Các bên thứ ba này có thể là Facebook, Instagram, LinkedIn… giúp doanh nghiệp chạy quảng cáo để tăng khả năng tiếp cận với khách hàng. Hiện tại, một cách paid media đang được sử dụng vô cùng phổ biến đó là trả tiền cho các influencer để họ sử dụng sản phẩm và chia sẻ rộng rãi với mọi người.

Owned media /Truyền thông sở hữu: Là tập hợp tất cả các công cụ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Các ví dụ dễ bắt gặp nhất là trang web của doanh nghiệp đó, fanpage Facebook, tài khoản instagram, hay app mobile. Một doanh nghiệp càng có nhiều công cụ truyền thông sở hữu thì cơ hội mở rộng sự hiện diện của mình trên digital marketing. 

Các công cụ này có thể không chỉ tập trung vào một khía cạnh sản phẩm mà còn có thể phát triển theo nhiều hướng khác. 

Các bên thứ ba này có thể là Facebook, Instagram, LinkedIn… giúp doanh nghiệp chạy quảng cáo để tăng khả năng tiếp cận với khách hàng. Hiện tại, một cách paid media đang được sử dụng vô cùng phổ biến đó là trả tiền cho các influencer để họ sử dụng sản phẩm và chia sẻ rộng rãi với mọi người.

Earned media /Truyền thông lan truyền: Là kênh tạo ra fans của thương hiệu. Kênh này được hiểu là kết quả của sự phối hợp ăn ý giữa bộ đôi kênh trả phí và sở hữu. Từ 2 kênh truyền thông này, đối tượng của chiến dịch marketing mới được biết tới và khi khách hàng tự tạo ra những thảo luận về nó, earned media được hình thành. 

Earned media thường được thấy dưới hình thái truyền miệng. Ví dụ kinh điển mà ở đâu cũng thấy chính là những lượt share Facebook mà bạn vẫn làm. Bạn thấy bài post của Cam hay. Bạn chia sẻ. Bạn bè của bạn thấy chia sẻ của bạn, hứng thú, click vào đọc. Và thế là bài viết của Cam nghiễm nhiên có thêm một lượt đọc nữa. Bạn, trong trường hợp này, chính là một kênh truyền thông “bất đắc dĩ” của Cam. Kênh truyền thông này Cam không sở hữu hay trả phí (tất nhiên rồi) mà gây ảnh hưởng tới (một cách dịch khác của earned). Qua ví dụ trên, có thể thấy đây là kênh duy nhất trong 3 kênh truyền thông mà hoàn toàn không nằm trong phạm vi kiểm soát của thương hiệu. Hiệu quả nó mang lại cũng vì vậy mà khó dự đoán chính xác được.

Xem thêm các cách lập kế hoạch triển khai công việc hiệu quả

Comments