Ngành Thương Mại Điện Tử và Cơ hội nghề nghiệp của Ngành Thương Mại Điện Tử
Ngành thương mại điện tử liệu có trở thành xu thế và xã hội có đang thực sự cần? Đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn ngành nghề của các bạn trẻ tốt nghiệp bậc học trung học, việc lựa chọn ngành nghề nào cho phù hợp với khả năng của bản thân và nhu cầu cầu lao động của xã hội dường như là một điều rất khó khăn và cân nhắc giữa nhiều yếu tố, hãy tham khảo một vài góc nhìn của Lapnghiep.net đưa ra để bạn có thêm các kiến thức bổ sung trước khi đưa ra lựa chọn ngành nghề của mình.
Ngành Thương Mại Điện Tử và Cơ hội nghề nghiệp |
Một số góc nhìn về ngành thương mại điện tử bạn có thể tham khảo
1. Mức độ ưu tiên đối với nhân sự có kỹ năng/được đào tạo về CNTT và TMĐT
Với mục tiêu phát triển thương mại điện tử bền vững hướng tới năm 2025 thương mại điện tử phát triển đồng đều và thu hẹp khoảng cách giữa hai thành phố trung tâm là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh với các tỉnh thành còn lại. Vai trò của nguồn nhân lực càng được khẳng định rõ, đòi hỏi sự quan tâm đầu tư lớn của các cơ quan nhà nước, các tổ chức để đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng trong ứng dụng thương mại điện tử, qua đó phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại điện tử tại nhiều tỉnh thành.
Khảo sát năm 2022 cho thấy có tới 69% doanh nghiệp tham gia khảo sát có tuyển dụng ưu tiên đối với nhân sự có kỹ năng hoặc được đào tạo về công nghệ thông tin và thương mại điện tử (cao hơn một chút so với tỷ lệ 64% năm 2021).
Trong khi đó nếu xét theo quy mô doanh nghiệp thì nhóm doanh nghiệp lớn có mức độ quan tâm và ưu tiên hơn đối với việc tuyển dụng nhân sự có nhóm kỹ năng này. Cụ thể nếu có 67% doanh nghiệp vừa và nhỏ quan tâm tới việc tuyển dụng ưu tiên đối với nhân sự có kỹ năng/được đào tạo về CNTT và TMĐT thì tỷ lệ này ở nhóm doanh nghiệp lớn chiếm tới 83%.
Ngành Thương Mại Điện Tử và Cơ hội nghề nghiệp |
2. Những điểm nổi bật của TMĐT - Sự nổi trội của sàn thương mại điện tử và mạng xã hội
Kinh doanh trên mạng xã hội
Xu hướng hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram...) năm 2022 tiếp tục tăng mạnh, cụ thể có tới 65% doanh nghiệp cho biết có sử dụng các hình thức kinh doanh này. Điều này là rõ ràng khi trước bối cảnh tác động của dịch bệnh, việc chuyển dịch lên kinh doanh trực tuyến là cần thiết. Bên cạnh nhiều nền tảng kinh doanh online thì kinh doanh thông qua mạng xã hội được đánh giá là nền tảng dễ triển khai nhất với mọi doanh nghiệp.
Tham gia các sàn thương mại điện tử
Năm 2022 có 23% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết có hoạt động kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, hoạt động của các nền tảng này cũng dần được cộng đồng quan tâm nhiều hơn cả về khía cạnh chính sách thực thi và hiệu quả kinh doanh.
Kinh doanh trên nền tảng di động
22% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết đã xây dựng website phiên bản di động, tỷ lệ này cao hơn hẳn so với năm 2021 và các năm trước đó. Việc mở rộng kinh doanh trên nền tảng di động sẽ gia tăng thêm một kênh tiếp xúc mới hiệu quả với khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
(theo báo cáo EBI-2023)
3. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành thương mại điện tử là rất rộng, Một số đơn vị, vị trí công việc mà sinh viên học thương mại điện tử có thể làm trong quá trình học và sau khi ra trường:
- Doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng số.
- Các doanh nghiệp logistics.
- Các ngân hàng thương mại.
- Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ marketing số, thanh toán điện tử.
- Doanh nghiệp đầu tư và sở hữu trí tuệ ứng dụng TMĐT.
- Doanh nghiệp có các bộ phận nghiên cứu và phát triển TMĐT
- Doanh nghiệp có các bộ phận nghiên cứu và phát triển TMĐT
- Tự thành lập doanh nghiệp kinh doanh TMĐT.
- Các tổ chức kinh tế, tổ chức phi lợi nhuận sử dụng TMĐT.
- Các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, các cơ quan quản lý nhà nước về TMĐT ở các cấp.
4. Review về một số vị trí công việc và mức lương trong lĩnh vực thương mại điện tử
Vị trí công việc: Chuyên viên kinh doanh kênh Thương mại điện tử
Mô tả công việc: Quản trị các kênh thương mại điện tử B2C của công ty, đo lường và báo cáo hiệu quả. Phát triển chiến lược đa chức năng để đạt mức kinh doanh mong muốn. Tham gia đóng góp, đề xuất các ý tưởng phát triển, sáng tạo nội dung quảng cáo đa kênh.
Kinh nghiệm làm việc: 1-2 năm
Mức lương: 8-10trđ/tháng
Vị trí công việc: Chuyên viên Quản lý phát triển tài khoản
Mô tả công việc: Tìm kiếm khách hàng cho kênh thương mại điện tử C2C. Hỗ trợ khách hàng tạo tài khoản, đăng tin mua bán đúng quy định. Giải đáp thông tin thắc mắc của khách hàng và tư vấn những gói dịch vụ thích hợp giúp gia tăng hiệu quả bán hàng.
Kinh nghiệm làm việc: 1-2 năm
Mức lương: 6-8 triệu/tháng
Vị trí công việc: Chuyên viên Marketing Online
Mô tả công việc: "Xây dựng và triển khai các chiến dịch mar- keting tổng thể cho các sản phẩm của công ty phù hợp với mô hình kinh doanh B2B.
Tối ưu hình thức quảng cáo trên các kênh online, mạng xã hội và sức ảnh hưởng của các streamer nổi tiếng để xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty."
Kinh nghiệm làm việc: 1-2 năm
Mức lương: 10-12 triệu/tháng
Comments
Post a Comment