10 Bước xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp

Xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp là gì? Tại sao phải xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp? Các bước xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp như thế nào?

Chiến lược là tập hợp những hành động được lên kế hoạch để có thể đạt đến những mục đích nhất định. Định nghĩa chiến lược được bắt nguồn từ chiến thuật trong lĩnh vực quân sự. Những người lãnh đạo sẽ phải lên kế hoạch chiến lược để chiến thắng trong các cuộc chiến. Có chiến lược trước khi hành động không chắc chắn là sẽ giành được chiến thắng hay thành công như mong muốn, nhưng nó sẽ giúp cho khả năng thành công được đẩy lên cao hơn. 

Chiến lược kinh doanh hay còn được xem là một kế hoạch kinh doanh tổng thể của một cửa hàng, doanh nghiệp hay một tập đoàn trong lĩnh vực mà họ kinh doanh. Với mục tiêu đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất, mang lại doanh thu cao và sự phát triển bền vững của cả hệ thống kinh doanh. Chiến lược kinh doanh mang tính chất dài hạn, bao gồm những định hướng, phương pháp cũng như cách thức kinh doanh được xác định từ khi bắt đầu.
10 Bước xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp
10 Bước xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp

10 Bước xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp

Dưới đây là 10 bước giúp bạn phân tích, xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp. Bước 1 - 5 chủ yếu liên quan đến nghiên cứu môi  trường bên trong, bên ngoài cũng như hoạch định chiến lược dài hạn (Ảnh hưởng đến toàn bộ vòng đời sản phẩm của công ty)

1. Tuyên bố tầm nhìn

Một tuyên bố tầm nhìn sắc nét và mạnh mẽ rất cần thiết để phát triển một chiến lược. Khám phá và quyết định tầm nhìn của công ty giúp bạn có cái nhìn rõ ràng về các mục tiêu chính của công ty.

2. Tuyên bố sứ mệnh

Hãy làm một tuyên bố sứ mệnh cho công ty. Tuyên bố sứ mệnh thực sự sẽ xác định phương pháp của công ty trong việc đạt được tầm nhìn, mục đích và triết lý đằng sau các mục tiêu của nó.

3. Xác định hồ sơ công ty

Hồ sơ công ty cần phải toàn diện để làm rõ hơn các mục tiêu của tổ chức. Điều gì sẽ là điểm mạnh của công ty, khả năng, quản lý. Về bản chất đề cập đến mọi thứ có thể về công ty. Điều này giúp minh bạch trong khi quyết định chiến lược.

4. Nghiên cứu môi trường bên ngoài

Không có chiến lược nào có thể hoàn thành mà không tính đến ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đối với các doanh nghiệp. Do đó, một nghiên cứu chuyên sâu về môi trường bên ngoài là cần thiết và điều tương tự nên được đề cập trong báo cáo chiến lược.

5. Tổng hợp, đánh giá toàn diện

Bước thứ 5 liên quan đến việc khớp cả ba yếu tố - Tuyên bố sứ mệnh, Hồ sơ công ty và Môi trường bên ngoài sao cho chúng đồng bộ để đạt được tầm nhìn của công ty. Từ đây trở đi, bước 6 đến 10 liên quan đến việc ra quyết định dựa trên nghiên cứu cũng như các quyết định đưa ra cho công ty trong các bước trước. Các bước cuối cùng nghiêng về việc triển khai.

6. Quyết định các hành động để hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức.

7. Lựa chọn chiến lược dài hạn sẽ hiệu quả nhất

8. Quyết định các chiến lược ngắn hạn phát sinh từ các chến lược dài hạn sao cho các chiến lược ngắn hạn này cũng đồng bộ với tuyên bố về sứ mệnh và tầm nhìn

9. Quyết định phân bổ ngân sách và nguồn lực theo chiến lược ngắn hạn

10. Biến chến lược thành kế hoạch và mục tiêu hành động cụ thể.

Xem thêm những câu chuyện những kinh nghiêm khởi nghiệp lập nghiệp tại đây

Mỗi một người sẽ có một điểm mạnh riêng trong từng lĩnh vực. Vì vậy để lựa chọn thương mại hay sản xuất thì nên tận dụng những điểm mạnh, những cơ hội mà mình có được để phát huy tối đa hiệu quả và thành công.


Comments